Tâu bệ hạ
Năm 1958, một nhà điêu khắc người Đức chuyên nặn tượng các chiến sĩ cách mạng được Bác Hồ đồng ý mời làm việc ở Phủ Chủ tịch. Cùng được nặn tượng Bác có mấy họa sĩ.
Các họa sĩ Việt Nam, người cao vừa phải nên đi lấy thước đo, ngồi vẽ… cũng vừa tầm nhìn lên chỗ Bác. Duy có anh bạn nước ngoài vì đưa luôn dụng cụ nghề nghiệp làm ngay tại chỗ, người lại cao lớn nên tư thế làm việc không được thoải mái, luôn luôn phải còng lưng xuống, nhìn phải, nhìn trái, nghiêng nghiêng, ngó ngó.
Sau ngày đầu làm việc, thông cảm với bạn, các đồng chí Việt Nam mang một cái bục, đặt bộ bàn ghế của Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đấy. Nhà điêu khắc Đức ngắm nghía mãi, ước lượng tầm nhìn, phấn khởi lắm.
Sáng hôm sau, tốp họa sĩ định đến thật sớm để “trình bày” với Bác, nhưng khi đến nơi đã thấy Chủ tịch có mặt ở nơi làm việc rồi.
Đặt một chân lên bục, Bác vui vẻ hỏi các họa sĩ:
– Các chú có biết ngày xưa người ta xưng với vua thế nào không?
Chẳng hiểu câu chuyện đi về đâu mà lại dẫn đến “Vua” thế này, nên các vị khách đều lúng túng. Mãi sau, họa sĩ Trần Văn Cẩn cũng trả lời được:
– Thưa Bác, thần dân xưng với vua là “tâu bệ hạ” ạ.
Bác gật đầu rồi lại hỏi: – Thế các chú muốn Bác “làm vua” hay sao mà lại mang “cái bệ” này đến?
Biết rằng Bác nói vui nên tất cả đều im lặng, trong bụng nghĩ rằng có lẽ rồi Bác cũng thông cảm cho.
Bác nói tiếp:
– Các chú nên nhớ rằng dù là Chủ tịch nước Bác cũng chỉ là đầy tớ của nhân dân, phải phục vụ nhân dân vô điều kiện.
Nhìn về phía các họa sĩ Diệp Minh Châu, Trần Văn Lắm và anh bạn điêu khắc người Đức đang lo ngại, Bác vui vẻ nói với cả đoàn:
– Thôi, để các chú vui lòng, Bác cũng “thượng đế”.
(st)
Views: 0