Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 năm 2021 tỉnh Bình Thuận

Trong tháng, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới tiêu được đảm bảo, các loại cây trồng được chăm sóc tốt. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong nước cũng như trên thế giới làm thị trường xuất khẩu hàng nông sản gặp nhiều khó khăn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh nghiêm trọng không xảy ra. Điều kiện thời tiết ngư trường thuận lợi cho khai thác đánh bắt thuỷ sản.

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

  1. Trồng trọt

* Cây hàng năm: Tính đến ngày 15/11 diện tích xuống giống vụ mùa đạt 88.476,4 ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; nguồn nước thuỷ lợi đầy đủ phục vụ cho sản xuất, việc sản xuất diễn ra đúng khung thời vụ.

– Cây lương thực: Diện tích xuống giống đạt 49.100,5 ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó cây lúa đạt 44.120,1 ha, tăng 3,8%; cây bắp đạt 4.980,4 ha, giảm 11,2%.

– Cây có hạt chứa dầu: Diện tích xuống giống đạt 2.080,9 ha, diện tích chủ yếu là cây đậu phụng đạt 2.032,9 ha, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2020.

– Cây thực phẩm: Diện tích xuống giống đạt 6.993,3 ha, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó rau các loại đạt 3.162,07 ha, tăng 12,1%; đậu các loại đạt 3.831,2 ha, tăng 25,6 %.

– Cây hàng năm khác: Diện tích xuống giống đạt 787,3 ha, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2020.

* Cây lâu năm: Trong tháng các địa phương tập trung trồng mới và chăm sóc các loại cây lâu năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19  thị trường xuất khẩu hàng nông sản gặp nhiều khó khăn, giá đầu ra một số mặt hàng nông sản thấp. Cụ thể một số loại cây chủ lực như sau:

– Thanh long: Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch chính, người dân chuẩn bị chong đèn để cho ra hoa trái vụ, tuy nhiên diện tích chong đèn so với các năm trước khá thấp, do năm nay ảnh hưởng tình hình dịch bệnh, việc vận chuyển hàng hoá khó khăn, giá bán thanh long giảm liên tục, trong khi phân bón, thuốc trừ sâu tăng mạnh, người trồng ngại đầu tư. Tính đến ngày 15/11 toàn tỉnh có 11.811,3 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

– Cao su: Hiện đang vào thời điểm thu hoạch, nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước đặc biệt là thị trường Trung Quốc giảm, sản lượng cao su trong tháng chủ yếu tiêu thụ trong nước, dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh tăng chậm.

– Cây điều: Một số địa phương như huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân, đang phát triển thêm diện tích trồng điều ghép; các địa phương phía bắc tỉnh như huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình cây điều phát triển chậm do phần lớn diện tích đất cát kém màu mỡ, năng suất thấp, hiệu quả chưa cao.

– Cây tiêu: Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch, so với năm trước giá tiêu đã tăng trở lại, người trồng có lãi nhưng không nhiều, tình hình sâu bệnh trên cây tiêu khá phức tạp, người trồng không phát triển diện tích mới.

Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

* Tình hình dịch bệnh: Công tác dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh trên cây trồng được theo dõi, triển khai thường xuyên.

– Cây lúa: Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 1.012 ha, tăng 239 ha; bệnh sâu đục thân 985 ha, tăng 674 ha so với cùng kỳ năm 2020.

– Cây Thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 5.074 ha, giảm 790 ha; diện tích nhiễm ốc sên 1.724 ha, tăng 644 ha so cùng kỳ năm 2020

– Cây mì: Diện tích nhiễm bệnh khảm lá virus 3.534 ha, tăng 1.261 ha so cùng kỳ năm 2020. Các đối tượng khác gây hại với mật số thấp.

* Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất: Tính đến ngày 09/11/2021 diện tích cấp nước sản xuất vụ mùa là 52.741/51.324 ha, đạt 102,8% so với kế hoạch. Trong đó diện tích tưới lúa, hoa màu vụ mùa thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh là 31.686/30.701 ha, đạt 103,2%; diện tích tưới cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày là 21.055/20.623 ha, đạt 102,1%. Tình hình nguồn nước đến ngày 09/11/2021 lượng nước hữu ích hiện tại các hồ chứa trong tỉnh được 228,8 triệu m3, đạt 63,1% thiết kế, cao hơn 35,2 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2020.

————————————————

————————————————

KÈM FILE SỐ LIỆU

————————————————

Views: 4