Kỷ niệm 46 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/01/1979 – 7/01/2025)
Nội dung chính trong Thông tin tuyên truyền:
KỶ NIỆM 46 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ CÙNG QUÂN DÂN CAMPUCHIA CHIẾN THẮNG CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG
(7/01/1979 – 7/01/2025)
- Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả Việt Nam – Campuchia
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết quốc tế Campuchia – Việt Nam
- Cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa
- “Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia”
- Lịch sử mãi khắc ghi
- Giới thiệu Sách: Một vài tài liệu về chiến tranh biên giới Tây Nam có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận
———————————————————————
TINH THẦN ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG SÁNG, CAO CẢ VIỆT NAM – CAMPUCHIA
46 năm trước, ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia.
Nhờ sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot và bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển.
// https://chinhsachcuocsong.vnanet.vn/
———————————————————————
BIỂU TƯỢNG CỦA TINH THẦN ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ CAMPUCHIA – VIỆT NAM
Trong những ngày đầu năm 2025, phố phường thủ đô Phnom Penh và các địa phương trên đất nước Chùa Tháp được trang hoàng lộng lẫy với quốc kỳ, cùng các cổng chào, áp phích, biểu ngữ chào mừng sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025), ngày giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng do Pol Pot đứng đầu cách đây gần 46 năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, cùng thời điểm này, nhiều cơ quan báo chí truyền thông sở tại như Thông tấn xã Campuchia (AKP), nhật báo Kampuchea Thmey (Campuchia mới), Trung tâm thông tin Cây Me (DAP News), Domrey News, Khmer Times… đồng loạt đăng tải nhiều chủ đề bài viết về công tác chuẩn bị tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng sự kiện, cũng như ca ngợi sự kiện Chiến thắng 7/1 – ngày kết thúc chế độ diệt chủng Pol Pot, mở ra kỷ nguyên của sự hồi sinh và kiến tạo nền hòa bình trọn vẹn trên quê hương Chùa Tháp hôm nay – như một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, một biểu tượng của tinh thần đoàn kết và giải phóng dân tộc, cũng như tình đoàn kết hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai quốc gia láng giềng, như một chiến thắng lịch sử vĩ đại của tinh thần đoàn kết quốc tế giữa hai dân tộc Campuchia và Việt Nam.
Sự kiện lịch sử của nhân dân Campuchia
Trong số nhiều bài viết liên quan, báo Kampuchea Thmey Daily nêu chủ đề “Vì sao việc tưởng nhớ Ngày 7/1 vẫn quan trọng đối với người dân Campuchia” của tác giả Hun Sirivadh, khẳng định Ngày Chiến thắng 7/1 được tổ chức hàng năm để nhắc lại sự kiện sụp đổ của chế độ Kampuchea Dân chủ tàn bạo ở Campuchia, trong khi giới phân tích cho rằng việc tổ chức kỷ niệm sự kiện lịch sử này là cần thiết để ngăn chặn tái diễn chiến tranh và hành vi diệt chủng, cũng như tưởng nhớ những người đã khuất và hân hoan với sự sống còn của người dân Campuchia.
Kampuchea Thmey dẫn nhận định của Tiến sĩ Yang Peou – Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), cho rằng Ngày 7/1 là sự thật lịch sử không thể phủ nhận của đất nước Campuchia. Ông lý giải: “Nếu chúng ta không thừa nhận sự thật lịch sử Ngày 7/1 này, nghĩa là chúng ta xúc phạm hàng triệu người dân Campuchia đã thiệt mạng, cũng như xúc phạm sự sống còn của chính bản mình. Điều đó có nghĩa là không thừa nhận sự giải cứu, không thừa nhận chính cuộc đời mình”.
Theo bài viết, chế độ diệt chủng đã sát hại hơn 2 triệu người dân Campuchia và phá hủy gần như hoàn toàn cơ sở hạ tầng, hệ thống hành chính… Ngày 25/12/1978, theo đề nghị của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia – do các đồng chí Heng Samrin, Chea Sim, Samdech Techo Hun Sen và 11 nhà lãnh đạo khác thành lập tại huyện Snuol (tỉnh Kratie), Quân đội Việt Nam đã mở cuộc tấn công vào lực lượng Khmer Đỏ, tiêu diệt cơ quan hành chính đầu não của chúng vào ngày 7/1/1979. Tổng Thư ký RAC nhận định ở thời điểm lúc bấy giờ, việc Campuchia đề nghị Việt Nam giúp đỡ là việc làm đúng đắn, bởi nếu trì hoãn càng lâu, người dân Campuchia thiệt mạng càng nhiều.
Sau khi chính quyền Khmer Đỏ sụp đổ, chiến tranh vẫn tiếp diễn cho đến ngày 29/12/1998, đất nước Campuchia mới có được nền hòa bình trọn vẹn sau khi bộ máy tổ chức của Khmer Đỏ tan rã. Báo cáo của các chuyên gia Liên hợp quốc (LHQ) trình bày tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) ngày 16/3/1999 kết luận rằng lực lượng Khmer Đỏ vi phạm những tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế và pháp luật Campuchia, đồng thời có đủ bằng chứng và nhân chứng để buộc tội các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ. Đó là lý do Tòa án xét xử Khmer Đỏ được thành lập năm 2006 và hoàn tất công việc của mình vào cuối năm 2022.
Theo Kampuchea Thmey, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen từng cho rằng thành công của Tòa án xét xử Khmer Đỏ cho thấy công cuộc đánh đổ Khmer Đỏ của Mặt trận Đoàn kết cứu quốc Campuchia và Quân đội Việt Nam là việc làm đúng đắn nhất đối với Campuchia và thế giới. Việc tổ chức chào mừng Ngày Chiến thắng 7/1 có ý nghĩa thực sự hết sức quan trọng đối với Campuchia. Bài viết nhấn mạnh “Ngoài việc cứu sống người dân Campuchia thời kỳ đó, Ngày 7/1 còn là niềm vui của mọi người dân Campuchia hôm nay, khi được thừa hưởng nền hòa bình, phát triển, có quyền tự do và được bảo vệ, sử dụng nó mà không phải sống trong sợ hãi”.
Biểu tượng sáng ngời của tinh thần đoàn kết quốc tế Campuchia – Việt Nam
Trong khi đó, trên báo in và phiên bản điện tử tiếng Anh, tờ Khmer Times đăng tải bài bình luận của ông Uch Leang – Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam (CAVA), Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc RAC. Trong đó, tác giả nhận định tình hữu nghị Campuchia – Việt Nam là biểu tượng sáng ngời của tinh thần đoàn kết quốc tế và mối quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia láng giềng. Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở nền tảng lịch sử lâu đời, cùng với sự đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của hai nước, là nền tảng cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.
Theo bài viết, cách đây 46 năm, vào ngày 7/1/1979, các lực lượng yêu nước dưới sự lãnh đạo của “Mặt trận Đoàn kết cứu quốc Campuchia”, tiền thân của “Mặt trận Đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia” hiện nay, với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, đã tiến vào giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Chiến thắng lịch sử Ngày 7/1 đã kịp thời giải cứu hơn 5 triệu người dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu, vốn đã sát hại hơn 3 triệu người dân vô tội trong suốt 3 năm, 8 tháng và 20 ngày cầm quyền, từ năm 1975-1979.
Trong bài viết, Chủ tịch CAVA Uch Leang cho rằng sự kiện lịch sử 7/1 thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế to lớn giữa nhân dân và quân đội Campuchia – Việt Nam. Chiến thắng này đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chính vì thế, nhân dân Campuchia coi ngày 7/1/1979 là ngày sinh thứ hai của mình.
Chuyên gia Uch Leang nhấn mạnh: “Nếu không có chiến thắng Ngày 7/1, Campuchia sẽ không có ngày hôm nay. Đây là một sự thật lịch sử mà không ai có thể thay đổi hoặc hủy hoại được. Chiến thắng Ngày 7/1/1979 là bài học lịch sử tốt nhất rút ra từ Campuchia, để các thế hệ mai sau ghi nhớ, kế thừa truyền thống đoàn kết và tinh thần anh hùng, giúp đỡ lẫn nhau của quân đội và nhân dân hai nước Campuchia – Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của mình”.
Trong bài viết, Khmer Times còn dẫn lời ông Sok Eysan, người phát ngôn CPP, cho rằng dưới chế độ diệt chủng Pot Pot, nhân dân Campuchia đã rơi vào tình cảnh khốn cùng. Trong thời điểm bi thảm đó, quân tình nguyện Việt Nam và Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia đã trở thành lực lượng có sức mạnh áp đảo, nhanh chóng và kịp thời mở các cuộc tấn công để giải phóng nhân dân và đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng.
Đề cập đến quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, chuyên gia Uch Leang cho biết Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau xây dựng tương lai, kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh chống chế độ Pol Pot ngày 7/1/1979 của nhân dân Campuchia. Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Việt Nam và Campuchia, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Theo nhà nghiên cứu thuộc RAC, ngày nay, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia tiếp tục được củng cố trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục. Hai nước cam kết tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa phong phú, hợp tác thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển bền vững. Mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng. Các hiệp định thương mại song phương, khuôn khổ hợp tác kinh tế đã góp phần tăng kim ngạch thương mại, thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai nước. Thông qua tăng trưởng thương mại, đầu tư, dịch vụ, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo nhiều việc làm cho người dân Campuchia.
Theo học giả Uch Leang, thông qua các chuyến thăm cấp cao, hai bên tái khẳng định phương hướng đã thống nhất nhằm tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt, hình thành các cơ chế cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố với sự tin cậy chiến lược giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và CPP. Trên tinh thần đó, Việt Nam và Campuchia cam kết tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước.
Trong một bài viết ngày 5/1, trang tin dap-news.com của Trung tâm Thông tin Cây Me (DAP News) đăng tải bài viết với tiêu đề “Kỷ niệm 46 năm Ngày chiến thắng 7/1: Tinh thần đoàn kết trong sự kiện giải phóng dân tộc” với nhiều thông điệp ý nghĩa về tình hữu nghị Việt Nam – Campuchia.
Thông qua bài viết trên, DAP News nhận định trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh thần đoàn kết hữu nghị truyền thống ngày 7/1/1979 với sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau giữa Campuchia và Việt Nam, hai nước sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” lên một tầm cao mới. Qua đó, cùng nhau xây dựng tương lai, đấu tranh chống khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi và các hoạt động xuyên tạc, vu khống, chia rẽ mối quan hệ giữa hai nước, nhằm kiến tạo một mối quan hệ trong sáng, ổn định, bền vững của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì nền hòa bình, phồn vinh của khu vực và trên thế giới.
Huỳnh Thảo – Quang Anh // https://baotintuc.vn/
———————————————————————
CUỘC CHIẾN TRANH TỰ VỆ, CHÍNH NGHĨA
Việt Nam không thể nhân nhượng, đàm phán hòa bình
Tháng 4/1975, Pol Pot lên làm Thủ tướng Campuchia, bắt đầu thực hiện chính sách diệt chủng nhân dân Campuchia. Đồng thời, thi hành chính sách dân tộc cực đoan, hẹp hòi, xác định Việt Nam là kẻ thù số 1.
Đối với Việt Nam, Tập đoàn phản động Pol Pot thực thi phương châm chấp nhận hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam. Tháng 1/1975, Pol Pot đã cho quân đánh chiếm nhiều nơi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tiếp đó, chúng đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, Phú Quốc và bắt hơn 500 dân thường Việt Nam.
Cùng với đó, chúng đốt phá trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền, cướp, giết trâu bò, hãm hiếp phụ nữ, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam. Đó là tội ác trời không dung, đất không tha của bè lũ xâm lược.
Vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng, đàm phán hòa bình mà buộc phải dùng sức mạnh quân sự đáp trả.
GS.TS Võ Văn Sen, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM cho rằng: “Chúng ta quyết định đưa quân sang nước bạn là không còn con đường nào khác và đây là con đường sống còn của chúng ta. Bởi vì họ đã mở 10/19 sư đoàn ở biên giới trên tổng số 23 sư đoàn, tổng lực tấn công và muốn tiêu diệt đất nước ta. Nếu chúng ta hành động chậm hơn nữa thì có thể mất nước. Tình hình hết sức nguy hiểm, khi họ hành động như vậy cũng là thời điểm chúng ta phải phản công để bảo vệ vững chắc biên giới, đồng thời cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng của Pol Pot. Cùng với đó, có sự kêu gọi của Mặt trận Cứu nước Campuchia để trong – ngoài chính nghĩa, rõ ràng”.
Việc Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện cuộc phản công, tiến sâu vào Thủ đô Phnom Penh truy quét tàn quân Pol Pot là hành động chính nghĩa, cao cả. Trước hết, vì Pol Pot luôn nuôi dưỡng âm mưu và ý đồ xâm lược Việt Nam, nếu không truy quét, chúng sẽ có cơ hội tập hợp lực lượng, tiếp tục cuộc chiến tranh chống phá Việt Nam.
Thứ hai, dân tộc Campuchia lúc đó đang đứng trước bờ diệt vong, nếu Tập đoàn Pol Pot trỗi dậy và quay lại, nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục phải sống trong áp bức cùng cực. Mặt khác, vào thời điểm đó, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã khẩn thiết kêu gọi và đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam giúp sức để giải phóng Campuchia. Do vậy, hành động của Quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp với pháp lý, đạo lý và chân lý của thời đại. Và đó là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa.
PGS.TS Đinh Quang Hải, nguyên Viện trưởng Viện Sử học phân tích, thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ở Tây Nam không chỉ khẳng định quyết tâm trừng trị thích đáng những hành động phản động, hiếu chiến của kẻ thù mà qua đó, thể hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, trong sáng và vô tư của Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia. Đó như một hồi chuông thức tỉnh nhân dân tiến bộ trên thế giới trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít mới.
Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 cho rằng, đây là cuộc chiến tranh hoàn toàn chính nghĩa để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước ta. Theo yêu cầu của bạn, ta giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng. Đây là cuộc chiến tranh mang đầy tình nghĩa, tình hữu nghị giữa hai dân tộc, không chỉ trong hòa bình và nhất là những khi hoạn nạn. Đặc biệt là nhân dân Campuchia đang đứng trước nạn tiệt chủng, được quân đội Việt Nam phối hợp với lực lượng cách mạng yêu nước Campuchia giải phóng đất nước nên nhân dân Campuchia rất phấn khởi.
Hành động hết sức cao cả và hoàn toàn chính nghĩa
Chân lý của thời đại là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có quyền thiêng liêng bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập, tự do và hòa bình. Do vậy, trước sự tấn công, xâm lược từ bên ngoài, dân tộc nào cũng có quyền tự vệ chính đáng.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu cao tinh thần chính nghĩa và tinh thần nhân văn cao cả khi chấp nhận những hy sinh mất mát, kể cả những hiểu lầm của cộng đồng quốc tế để cứu giúp dân tộc Campuchia đang đứng trước thảm họa diệt vong.
Thiếu tướng Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng, việc Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia đánh đổ Tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary tuyệt đối không phải là “hành động xâm lược” như những lời vu cáo của các thế lực thù địch, mà xuất phát từ tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa nhân dân hai nước láng giềng, từ thiện chí và sự đồng cảm của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, từng chịu bao thảm cảnh đau thương của chiến tranh. Đây là hành động hết sức cao cả và hoàn toàn chính nghĩa.
“Cho đến nay, lịch sử đã trả lời không những cho chúng ta mà nhân dân tiến bộ toàn cầu thấy rằng, Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh mang tính tự vệ, hoàn toàn chính nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc mình. Đồng thời còn là một người bạn lớn, “một đội quân nhà Phật” – theo như người Campuchia nói, giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng và làm một cuộc hồi sinh lịch sử của dân tộc mình”, Thiếu tướng Vũ Quang Đạo cho biết.
Hòa bình là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc. Hòa bình của đất nước Campuchia hôm nay có được từ sự hy sinh xương máu của hàng vạn anh hùng Quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Hòa bình đó cũng thấm đẫm bao máu xương của hàng triệu người dân Campuchia vô tội, bị tàn sát bởi bọn độc tài Pol Pot.
Do vậy, những ai đang cố tình quên đi ngày 7/1/1979, hoặc cố tình xuyên tạc, bóp méo sự kiện lịch sử vĩ đại đó, họ không chỉ là người vô ơn đối với những người đã cứu giúp dân tộc Campuchia mà còn xem thường hơn 3 triệu linh hồn người dân Campuchia đã bị chết oan uổng bởi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Mỗi người dân Campuchia được sống trong hòa bình hôm nay, họ hiểu hơn ai hết hòa bình đó có từ đâu. Và họ luôn biết rằng, uống nước nhớ nguồn, trú dưới bóng mát nhớ người trồng cây. Sống biết nhớ, biết đáp đền ân nghĩa mới là người có lương tri, đạo đức. Đó có lẽ cũng là nền tảng, tài sản tinh thần vô giá để Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam – Campuchia tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ và tình hữu nghị hai nước ngày càng tin cậy, bền chắt và thắm thiết.
Trường Giang // https://vov.vn/
———————————————————————
“CHIẾN THẮNG 7/1 ĐÃ KHẮC SÂU VÀO TÂM KHẢM CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA”
Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Việt Nam và Campuchia, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Trong những ngày đầu năm 2025, phố phường thủ đô Phnom Penh và các địa phương trên đất nước Chùa Tháp được trang hoàng lộng lẫy với quốc kỳ, cùng các cổng chào, áp phích, biểu ngữ chào mừng sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025), ngày giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng do Pol Pot đứng đầu cách đây gần 46 năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, cùng thời điểm này, nhiều cơ quan báo chí truyền thông sở tại như Thông tấn xã Campuchia (AKP), nhật báo Kampuchea Thmey (Campuchia mới), Trung tâm thông tin Cây Me (DAP News), Domrey News, Khmer Times… đồng loạt đăng tải nhiều chủ đề bài viết về công tác chuẩn bị tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng sự kiện, cũng như ca ngợi sự kiện Chiến thắng 7/1 – ngày kết thúc chế độ diệt chủng Pol Pot, mở ra kỷ nguyên của sự hồi sinh và kiến tạo nền hòa bình trọn vẹn trên quê hương Chùa Tháp hôm nay – như một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, một biểu tượng của tinh thần đoàn kết và giải phóng dân tộc, cũng như tình đoàn kết hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai quốc gia láng giềng, như một chiến thắng lịch sử vĩ đại của tinh thần đoàn kết quốc tế giữa hai dân tộc Campuchia và Việt Nam.
Sự kiện lịch sử của nhân dân Campuchia
Trong số nhiều bài viết liên quan, báo Kampuchea Thmey Daily nêu chủ đề “Vì sao việc tưởng nhớ Ngày 7/1 vẫn quan trọng đối với người dân Campuchia” của tác giả Hun Sirivadh, khẳng định Ngày Chiến thắng 7/1 được tổ chức hàng năm để nhắc lại sự kiện sụp đổ của chế độ Kampuchea Dân chủ tàn bạo ở Campuchia, trong khi giới phân tích cho rằng việc tổ chức kỷ niệm sự kiện lịch sử này là cần thiết để ngăn chặn tái diễn chiến tranh và hành vi diệt chủng, cũng như tưởng nhớ những người đã khuất và hân hoan với sự sống còn của người dân Campuchia.
Kampuchea Thmey dẫn nhận định của Tiến sỹ Yang Peou – Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), cho rằng Ngày 7/1 là sự thật lịch sử không thể phủ nhận của đất nước Campuchia. Ông lý giải: “Nếu chúng ta không thừa nhận sự thật lịch sử Ngày 7/1 này, nghĩa là chúng ta xúc phạm hàng triệu người dân Campuchia đã thiệt mạng, cũng như xúc phạm sự sống còn của chính bản mình. Điều đó có nghĩa là không thừa nhận sự giải cứu, không thừa nhận chính cuộc đời mình.”
Theo bài viết, chế độ diệt chủng đã sát hại hơn 2 triệu người dân Campuchia và phá hủy gần như hoàn toàn cơ sở hạ tầng, hệ thống hành chính…
Ngày 25/12/1978, theo đề nghị của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia – do các đồng chí Heng Samrin, Chea Sim, Samdech Techo Hun Sen và 11 nhà lãnh đạo khác thành lập tại huyện Snuol (tỉnh Kratie), Quân đội Việt Nam đã mở cuộc tấn công vào lực lượng Khmer Đỏ, tiêu diệt cơ quan hành chính đầu não của chúng vào ngày 7/1/1979.
Tổng Thư ký RAC nhận định ở thời điểm lúc bấy giờ, việc Campuchia đề nghị Việt Nam giúp đỡ là việc làm đúng đắn, bởi nếu trì hoãn càng lâu, người dân Campuchia thiệt mạng càng nhiều.
Sau khi chính quyền Khmer Đỏ sụp đổ, chiến tranh vẫn tiếp diễn cho đến ngày 29/12/1998, đất nước Campuchia mới có được nền hòa bình trọn vẹn sau khi bộ máy tổ chức của Khmer Đỏ tan rã.
Báo cáo của các chuyên gia Liên hợp quốc (LHQ) trình bày tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) ngày 16/3/1999 kết luận rằng lực lượng Khmer Đỏ vi phạm những tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế và pháp luật Campuchia, đồng thời có đủ bằng chứng và nhân chứng để buộc tội các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ. Đó là lý do Tòa án xét xử Khmer Đỏ được thành lập năm 2006 và hoàn tất công việc của mình vào cuối năm 2022.
Theo Kampuchea Thmey, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen từng cho rằng thành công của Tòa án xét xử Khmer Đỏ cho thấy công cuộc đánh đổ Khmer Đỏ của Mặt trận Đoàn kết cứu quốc Campuchia và Quân đội Việt Nam là việc làm đúng đắn nhất đối với Campuchia và thế giới.
Việc tổ chức chào mừng Ngày Chiến thắng 7/1 có ý nghĩa thực sự hết sức quan trọng đối với Campuchia. Bài viết nhấn mạnh “Ngoài việc cứu sống người dân Campuchia thời kỳ đó, Ngày 7/1 còn là niềm vui của mọi người dân Campuchia hôm nay, khi được thừa hưởng nền hòa bình, phát triển, có quyền tự do và được bảo vệ, sử dụng nó mà không phải sống trong sợ hãi.”
Biểu tượng sáng ngời của tinh thần đoàn kết quốc tế Campuchia-Việt Nam
Trong khi đó, trên báo in và phiên bản điện tử tiếng Anh, tờ Khmer Times đăng tải bài bình luận của ông Uch Leang – Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam (CAVA), Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc RAC.
Trong đó, tác giả nhận định tình hữu nghị Campuchia-Việt Nam là biểu tượng sáng ngời của tinh thần đoàn kết quốc tế và mối quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia láng giềng.
Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở nền tảng lịch sử lâu đời, cùng với sự đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của hai nước, là nền tảng cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.
Theo bài viết, cách đây 46 năm, vào ngày 7/1/1979, các lực lượng yêu nước dưới sự lãnh đạo của “Mặt trận Đoàn kết cứu quốc Campuchia”, tiền thân của “Mặt trận Đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia” hiện nay, với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, đã tiến vào giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Chiến thắng lịch sử Ngày 7/1 đã kịp thời giải cứu hơn 5 triệu người dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu, vốn đã sát hại hơn 3 triệu người dân vô tội trong suốt 3 năm, 8 tháng và 20 ngày cầm quyền, từ năm 1975-1979.
Trong bài viết, Chủ tịch CAVA Uch Leang cho rằng sự kiện lịch sử 7/1 thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế to lớn giữa nhân dân và quân đội Campuchia-Việt Nam. Chiến thắng này đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chính vì thế, nhân dân Campuchia coi ngày 7/1/1979 là ngày sinh thứ hai của mình.
Chuyên gia Uch Leang nhấn mạnh: “Nếu không có chiến thắng Ngày 7/1, Campuchia sẽ không có ngày hôm nay. Đây là một sự thật lịch sử mà không ai có thể thay đổi hoặc hủy hoại được. Chiến thắng Ngày 7/1/1979 là bài học lịch sử tốt nhất rút ra từ Campuchia, để các thế hệ mai sau ghi nhớ, kế thừa truyền thống đoàn kết và tinh thần anh hùng, giúp đỡ lẫn nhau của quân đội và nhân dân hai nước Campuchia-Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của mình.”
Trong bài viết, Khmer Times còn dẫn lời ông Sok Eysan, người phát ngôn CPP, cho rằng dưới chế độ diệt chủng Pot Pot, nhân dân Campuchia đã rơi vào tình cảnh khốn cùng.
Trong thời điểm bi thảm đó, quân tình nguyện Việt Nam và Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia đã trở thành lực lượng có sức mạnh áp đảo, nhanh chóng và kịp thời mở các cuộc tấn công để giải phóng nhân dân và đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng.
Đề cập đến quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, chuyên gia Uch Leang cho biết Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau xây dựng tương lai, kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh chống chế độ Pol Pot ngày 7/1/1979 của nhân dân Campuchia.
Sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào công cuộc tái thiết Việt Nam và Campuchia, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Theo nhà nghiên cứu thuộc RAC, ngày nay, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia tiếp tục được củng cố trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục. Hai nước cam kết tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa phong phú, hợp tác thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển bền vững.
Mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng. Các hiệp định thương mại song phương, khuôn khổ hợp tác kinh tế đã góp phần tăng kim ngạch thương mại, thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Thông qua tăng trưởng thương mại, đầu tư, dịch vụ, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo nhiều việc làm cho người dân Campuchia.
Theo học giả Uch Leang, thông qua các chuyến thăm cấp cao, hai bên tái khẳng định phương hướng đã thống nhất nhằm tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt, hình thành các cơ chế cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố với sự tin cậy chiến lược giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và CPP.
Trên tinh thần đó, Việt Nam và Campuchia cam kết tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước.
Trong một bài viết ngày 5/1, trang tin dap-news.com của Trung tâm Thông tin Cây Me (DAP News) đăng tải bài viết với tiêu đề “Kỷ niệm 46 năm Ngày chiến thắng 7/1: Tinh thần đoàn kết trong sự kiện giải phóng dân tộc” với nhiều thông điệp ý nghĩa về tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia.
Thông qua bài viết trên, DAP News nhận định trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh thần đoàn kết hữu nghị truyền thống ngày 7/1/1979 với sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau giữa Campuchia và Việt Nam, hai nước sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” lên một tầm cao mới.
Qua đó, cùng nhau xây dựng tương lai, đấu tranh chống khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi và các hoạt động xuyên tạc, vu khống, chia rẽ mối quan hệ giữa hai nước, nhằm kiến tạo một mối quan hệ trong sáng, ổn định, bền vững của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì nền hòa bình, phồn vinh của khu vực và trên thế giới.
// https://www.bienphong.com.vn/
———————————————————————
LỊCH SỬ MÃI KHẮC GHI
Hôm nay tròn 46 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 / 7-1-2025). Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Đây chính là dịp để hai dân tộc cùng nhau ôn lại lịch sử đoàn kết gắn bó mật thiết, “kề vai sát cánh” bên nhau qua những lúc khó khăn, hoạn nạn cũng như trong hòa bình và phát triển.
Với thắng lợi lịch sử vào mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam và Campuchia thiết tha mong muốn được sống trong hòa bình để khôi phục và phát triển đất nước sau những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, mất mát, hy sinh. Thế nhưng, thật đáng tiếc là tập đoàn phản động Pol Pot sau khi lên nắm quyền vào tháng 4-1975 đã lợi dụng thành quả cách mạng, phản bội lại nhân dân Campuchia cũng như chà đạp lên những giá trị tốt đẹp của mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai dân tộc.
Chúng đã biến cả đất nước Campuchia thành “con số không”: Không tự do đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngôn luận, không tự do tín ngưỡng, không tự do học hành, không tự do hôn nhân, không tiêu tiền, không buôn bán, không chùa chiền… Campuchia lúc bấy giờ không khác gì một nhà tù, một địa ngục khổng lồ. Bóng đen ập xuống với cơn hủy diệt thế kỷ bạo tàn đã khắc vào lịch sử Biển Hồ một trang thấm đẫm đau thương. Làng xóm điêu đứng, số phận non sông chìm trong lưỡi hái Angkar tử thần. Những giọt thốt nốt cũng mang vị mặn của nước mắt, ngọn gió Biển Hồ cũng đượm mùi tanh của máu. Chỉ trong 3 năm 8 tháng 20 ngày, tập đoàn Pol Pot đã phạm tội ác trời không dung, đất không tha khi sát hại hơn 3 triệu người Campuchia vô tội. Mọi cơ sở xã hội bị xóa bỏ đến tận gốc, dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài người.
Là hai nước láng giềng với núi sông liền kề, một tiếng chim kêu cả hai vùng biên cương cùng nghe thấy nên nỗi đau thấu tận trời xanh ấy của Campuchia lan sang cả Việt Nam. Sự hủy diệt không chỉ dừng lại ở riêng một bờ cõi khi cái ác bao giờ cũng vươn vòi, phun nọc độc ra khắp mọi nơi. Tập đoàn Pol Pot đã huy động phần lớn sức mạnh quân chủ lực tiến hành xâm lược biên giới Tây Nam, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, khiêu khích, kích động hận thù dân tộc.
Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và xuất phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc, sau khi đập tan chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam của tập đoàn Pol Pot, Việt Nam đã đưa Quân tình nguyện sang “kề vai sát cánh”, không quản hy sinh, cùng với LLVT cách mạng và nhân dân Campuchia chiến đấu, cứu Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đưa đến thắng lợi ngày 7-1-1979.
Chiến thắng lịch sử này là chiến thắng chung của hai dân tộc, khép lại một trang sử đen tối nhất của đất nước Campuchia, đưa nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Samdech Techo Hun Sen được tờ Khmer Times dẫn lời từng khẳng định, ngày 7-1 là “ngày sinh lần thứ hai” của nhân dân Campuchia và việc Việt Nam đưa Quân tình nguyện sang cứu người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng “đã được lịch sử khắc ghi”. “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này, có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và Quân đội Việt Nam.
Nhân dân Campuchia có niềm tin, chỉ có tiên, có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên, Phật tới cứu thì Bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”, Samdech Techo Hun Sen khẳng định khi dự Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125-tiền thân của LLVT cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia do Samdech Techo Hun Sen làm chỉ huy trưởng, tại Đồng Nai, tháng 1-2012.
Sau nhiều năm xét xử với hàng trăm nghìn tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 16-11-2018, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) do Liên hợp quốc bảo trợ đã chính thức ra phán quyết các cựu thủ lĩnh của tập đoàn Pol Pot phạm tội ác diệt chủng chống lại nhân loại. Phán quyết này đã trả lại công lý cho những nạn nhân vô tội bị sát hại bởi bè lũ diệt chủng Pol Pot và một lần nữa khẳng định tính chính nghĩa sáng ngời, sự giúp đỡ vô tư, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam dành cho Campuchia.
Thực tế, sau khi đánh đổ tập đoàn Pol Pot, cùng với hoạt động quân sự ngăn chặn sự trở lại của chế độ diệt chủng, Việt Nam tiếp tục sát cánh giúp Campuchia xây dựng chính quyền cơ sở, hỗ trợ vật chất giúp phục hồi kinh tế từ đống đổ nát do chế độ diệt chủng để lại, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc. Qua quá trình sát cánh chiến đấu, xây dựng với biết bao gian khổ, hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng cách mạng và LLVT cách mạng Campuchia ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, đủ khả năng tự lực bảo vệ đất nước.
Từ thực tiễn này, theo thỏa thuận giữa hai nước, năm 1989, Quân tình nguyện Việt Nam được rút hết về nước trong niềm tự hào, vinh quang, với những tình cảm lưu luyến, thắm thiết nghĩa tình của nhân dân đất nước chùa tháp. “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”, Báo Pracheachon (Nhân Dân) của Campuchia khẳng định trong bài xã luận vào ngày Quân tình nguyện Việt Nam về nước.
Chúng ta vui mừng nhận thấy, với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế, đất nước Campuchia vốn ngày nào gần như chỉ còn là một đống tro tàn đã hồi sinh mạnh mẽ, lực lượng cách mạng và LLVT cách mạng đã vươn lên, tự lực gánh vác sứ mệnh bảo vệ, dựng xây và phát triển đất nước mình. Kế thừa truyền thống đoàn kết cũng như tinh thần chiến thắng ngày 7-1-1979, Việt Nam và Campuchia đang không ngừng đưa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài phát triển lên những tầm cao mới, xứng đáng với những đóng góp, hy sinh của các thế hệ đi trước, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Lịch sử không bao giờ bị lãng quên và không ai bị quên lãng. Năm tháng trôi qua nhưng nghĩa tình Việt Nam-Campuchia được xây nên từ máu và nước mắt để dệt nên khúc hát thái hòa hôm nay vẫn lắng đọng lại trong hương đất, hương trời. Chiến thắng ngày 7-1-1979 vì lẽ đó sẽ mãi trường tồn.
Hoàng Vũ // https://www.qdnd.vn/
———————————————————————
Giới thiệu Sách:
THƯ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU MỘT VÀI TÀI LIỆU VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM CÓ TẠI THƯ VIỆN
1.Chiến tranh biên giới Tây Nam dưới góc nhìn phê bình phân tâm học
- Tác giả: Phạm, Khánh Duy
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Nxb. Hà Nội, 2023
- Ký hiệu xếp giá: 895.92209 / CH305T
- Mô tả vật lý: 271tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.029805; Phòng Mượn: MVV.042703; MVV.042704
- Tóm tắt: Cuốn sách trình bày một cách khoa học, hệ thống lý thuyết phân tâm học và phê bình phân tâm học. Người viết bước đầu vận dụng hợp lý lý thuyết phê bình phân tâm học để nghiên cứu một số tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam ở cả hai phương diện: nội dung và phương thức thể hiện. Từ đó, luận giải thêm những đóng góp mang tính cách tân nghệ thuật và cái nhìn mới về diện mạo của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam trong văn học Việt Nam đương đại.
2.Thanh âm hào hùng của chiến tranh biên giới Tây Nam trong văn học
- Tác giả: Phạm, Khánh Duy
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Nxb. Hà Nội, 2023
- Ký hiệu xếp giá: 895.92209 / TH107Â
- Mô tả vật lý: 222tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.029767 ; Phòng Mượn: MVV.042630; MVV.042631
- Tóm tắt: Tập hợp các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học giúp hồi cố thanh âm hào hùng của cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ, tự hào truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam: Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Mùa xa nhà của Nguyễn Thành Nhân; Cuộc chiến đấu vì nghĩa vụ cao cả và khát vọng trở về của người lính trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam…
3.Chiến thắng biên giới Tây – Nam Việt Nam và quân tình nguyện Việt Nam đối với các mạng Campuchia
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Văn hóa thông tin, 2014
- Ký hiệu xếp giá: 959.70433 / CH305T
- Mô tả vật lý: 421tr., 27cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.013421 ; Phòng Mượn: MVL.014993; MVL.014994
- Tóm tắt: Giới thiệu thông tin cơ bản về Vương Quốc Campuchia và quan hệ Việt Nam – Campuchhia, hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Campuchia; phát biểu của hai lãnh đạo Việt Nam – Campuchia tại Lễ mít tinh kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng;…
- Thông tin xuất bản: Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 2014
- Ký hiệu xếp giá: 895.92234 / T301C
- Mô tả vật lý: 410tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.022387 ; Phòng Mượn: MVV.030781; MVV.030782
- Chủ đề: Văn học hiện đại; Truyện ngắn
- Tóm Tắt: Tập truyện ngắn về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam
Views: 2