Bác dạy chúng ta nói và viết
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn, phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau, không thành bạn”.
Tất cả những công việc “làm bạn” để cùng nhau đi theo lý tưởng là làm cho ai nấy đều đồng tâm hiệp lực. Muốn làm được việc này “người cách mạng phải viết được, nói được, để “giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Tục ngữ có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được.
Tất cả những công việc “làm bạn” để cùng nhau đi theo lý tưởng là làm cho ai nấy đều đồng tâm hiệp lực. Muốn làm được việc này “người cách mạng phải viết được, nói được, để “giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Tục ngữ có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được.
Nói và viết đối với người cách mạng là một phương tiện, công cụ, một trang bị không thể nào thiếu được – có thể gọi là đầu tiên, trước hết tự mình “sắm” lấy. Còn có thể coi đó là vũ khí. Đã là vũ khí thì phải biết sử dụng, không thể nhằm bắn lung tung, đâm chém loạn xạ.
Bác dặn: “Điều gì biết thì nói, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu”. Trước khi nói phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”. Theo Bác, nói “nôm na” để người ta dễ hiểu, hiểu để người ta làm được. Miệng hô “đại chúng hóa” mà trong lúc thực hiện thì “tiểu chúng hóa!”.
Không ít người nói ba hoa thiên địa, nói không đúng lúc, đúng chỗ. Bác khuyên: “Người ta đang bãi công thì phải nói bãi công nên làm thế nào? Nhưng lại nói chủ nghĩa Mác là gì, thặng dư giá trị là gì? Như vậy là không thiết thực. May mà không bị ném đá!”.
Họ còn đem “tân dân chủ” ra nói chuyện với nhi đồng, đó là một “cách nói vu vơ”! Ý Bác là nói phải thiết thực. Nhưng có cán bộ đã “đưa thặng dư giá trị nhồi sọ cho thanh niên, phụ nữ nông thôn, đưa biện chứng Pháp nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ”. Bác đã dùng hai lần “nhồi sọ” để lên án những ai nói “trên trời dưới đất” đó.
Đối với Bác, ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Bác dặn “chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Trong dân gian ta có câu “lời nói không mất tiền mua”, “một lời nói, một đọi máu”, “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”…Lời văn tiếng nói của Bác mộc mạc, giản dị như củ khoai, hạt lúa. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ của dân gian được Bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sáng tạo không có gì là gỗ ép, mách qué, quê mùa.
Những khi cần thiết, Bác đã nói những từ, câu trích dẫn bác học, khiến cho các nhà nghiên cứu phải sưu tầm, tra xét khó nhọc mới tìm ra được xuất xứ.
Làm thơ Đường thâm thúy nhưng Bác lại không thích lạm dụng chữ Hán. Bác gợi ý “các chú gọi người ốm là “bệnh nhân”, thế làm “bệnh nhân” thì hơn người ốm à?”. Bác cười và bảo một đồng chí ngành đường sắt thôi không phải báo cáo với Bác khi dùng các danh từ “điều độ viên, cung ứng viên, liệt xa viên…”
Bác chủ trương viết ngắn, đủ nội dung, Người cho rằng viết dài mà rỗng thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch”. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng, lại dài. Nếu viết mà không chuẩn bị, liên miên, thiếu khoa học được Bác đặt tên là “Trường giang đại hải” (sông dài biển lớn) “lằng nhằng như rau muống kéo dây” làm cho người đọc như “chắt chặt vào rừng xanh”.
Một đảng viên cộng sản lão thành Đức ca ngợi rằng: “Nguyễn Ái Quốc đã dát những khối kim loại khổng lồ của chủ nghĩa Mác-Lênin thành những vật dụng hàng ngày cho quần chúng xứ sở mình”. Nhà báo Bớc-sét “phát hiện nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bày được những vấn đề rất phức tạp. Hình ảnh đoàn quân tinh nhuệ nhất của đội quân viễn chinh Pháp bị nhốt vào đáy mũ của Người sẽ là cuộc chiến đấu lịch sử Điện Biên Phủ khi lên đến đỉnh cao”.
Rất nhiều nhà chính trị, khoa học cho rằng cách viết, cách nói
“nôm na”, “bình dị”, “dân dã”, “dân tộc” của Bác vẫn nét bác học, sáng tạo. Bác còn làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt Nam với bao nhiêu từ mới, từ rút ngắn như “vùng trời, giặc đói, giặc dốt”, Kennơđi thành Ken, Napolêông là ông Na v,v…
Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bằng những công thức tích cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu của tôi viết trong đề cương là “không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn”, mà đề nghị sửa lại “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo đảm cho các dân tộc được giải phóng hoàn toàn…”.
Mọi người trong chúng ta, nhất là cán bộ đều viết, nói theo tư duy, phương pháp, phong cách riêng biệt, mang sắc thái của ở chính bản thân, khó mà lẫn lộn được “văn chính là người”. Văn không phải chỉ là văn chương. Học viết, học nói còn là phẩm giá của con người!
Trong những điều mong ước của Bác với mỗi cán bộ chúng ta, dị có điều Bác mong “học viết, học nói” sao cho đúng phẩm giá của mình”.
Nhớ lời Bác dạy
NXB Lao Động, Hà Nội 2001
NXB Lao Động, Hà Nội 2001
Trích “Những câu chuyện kể về Bác Hồ với giáo dục và thế hệ trẻ”, trang 33-35; Nxb. Lao động, 2008. – 232tr.
Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận số 286 đường Trần Hưng Đạo – TP. Phan Thiết!
Phòng Đọc: DVL.008180
Phòng Mượn: MVL .007701, MVL. 007702
Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận số 286 đường Trần Hưng Đạo – TP. Phan Thiết!
Phòng Đọc: DVL.008180
Phòng Mượn: MVL .007701, MVL. 007702
Views: 8653