Sự ra đời của một bài thơ
Những năm đầu cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Bác phải chăm lo trăm công ngàn việc. Nhân dân ta ai cũng lo cho sức khoẻ của Bác. Nhiều người với tư cách cá nhân, tập thể đã dành thì giờ đến thăm Bắc Bộ phủ – nơi ở và làm việc của Chính phủ ta hồi đó – thăm sức khoẻ của Bác. Lúc bấy giờ, việc đến thăm vị Chủ tịch nước không đến nỗi phải qua nhiều thủ tục phiền phức rắc rối.
Nhân chuyến vào Thanh Hoá có việc riêng, nữ thi sĩ Hằng Phương đã nghĩ làm sao khi về phải có món quà đầy ý nghĩa đến thăm sức khoẻ của Bác. Tại Thanh Hoá có loại cam làng Giang ngon nổi tiếng. Nhà thơ liền chọn mua chục quả về biếu Bác.
Ngồi trên xe trở về Hà Nội, vừa khư khư ôm túi cam, vừa nghĩ đến ngày mai vào Bắc Bộ phủ gặp Bác nên nói câu gì, và nói thế nào cho phải phép với Bác. Hằng Phương nhẩm ngay một bài thơ:
Cam ngon Thanh Hoá vốn dòng
Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu
Đắng cay Cụ đã trải nhiều
Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây
Cùng quốc dân hưởng những ngày
Tự do hạnh phúc tràn đầy trời Nam
Anh hùng tỏ mặt giang san
Lưu danh thiên cổ vẻ vang giống nòi
Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu
Đắng cay Cụ đã trải nhiều
Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây
Cùng quốc dân hưởng những ngày
Tự do hạnh phúc tràn đầy trời Nam
Anh hùng tỏ mặt giang san
Lưu danh thiên cổ vẻ vang giống nòi
Sáng hôm sau nhà thơ cẩn thận gói cam vào giấy đẹp, trân trọng chép lại bài thơ rồi đến Bắc Bộ phủ thăm Bác.
Vừa đến cổng, bà liền được đồng chí bảo vệ chỉ đường vào phòng làm việc của Bác. Nhưng lúc đó Bác còn bận tiếp một vị khách nước ngoài ở phòng tiếp khách. Đồng chí văn phòng bảo nhà thơ ngồi chờ một lát. Nhưng nhà thơ thấy Bác bận quá, không muốn làm phiền Bác, bèn gửi cam và bài thơ lại rồi xin phép ra về.
Sau khi tiễn chân người khách nước ngoài, Bác trở lại văn phòng và biết bà khách đã về rồi. Nhìn gói cam và đọc bài thơ, Bác rất cảm động, nhưng lại không biết tên và địa chỉ của khách, Bác bèn làm một bài thơ đăng báo Phụ nữ để trả lời. Bài thơ đề là “Tặng cam”:
Vừa đến cổng, bà liền được đồng chí bảo vệ chỉ đường vào phòng làm việc của Bác. Nhưng lúc đó Bác còn bận tiếp một vị khách nước ngoài ở phòng tiếp khách. Đồng chí văn phòng bảo nhà thơ ngồi chờ một lát. Nhưng nhà thơ thấy Bác bận quá, không muốn làm phiền Bác, bèn gửi cam và bài thơ lại rồi xin phép ra về.
Sau khi tiễn chân người khách nước ngoài, Bác trở lại văn phòng và biết bà khách đã về rồi. Nhìn gói cam và đọc bài thơ, Bác rất cảm động, nhưng lại không biết tên và địa chỉ của khách, Bác bèn làm một bài thơ đăng báo Phụ nữ để trả lời. Bài thơ đề là “Tặng cam”:
Cảm ơn biếu gói cam
Nhận thì không đặng, từ làm sao đây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.
Nhận thì không đặng, từ làm sao đây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.
Bài thơ bày tỏ lời cảm ơn, đồng thời nhân đó nêu lên bài học đạo đức từ một câu tục ngữ rất quen thuộc và khẳng định niềm tin vào thắng lợi sắp đến.
Mấy chục năm qua, bài thơ đã đi vào lòng mọi người, nhưng ít ai chú ý đến chi tiết bà biếu gói cam – một chi tiết gợi cảm hứng cho sự ra đời một bài thơ có giá trị của Bác.
Mấy chục năm qua, bài thơ đã đi vào lòng mọi người, nhưng ít ai chú ý đến chi tiết bà biếu gói cam – một chi tiết gợi cảm hứng cho sự ra đời một bài thơ có giá trị của Bác.
Trích trong Kể chuyện Bác Hồ, Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2006, t 4, tr.l04.
(Sưu tầm)
Views: 2234