Kỷ niệm 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2025)
Nội dung chính trong Thông tin tuyên truyền:
KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC
(11/6/1948 – 11/6/2025)
- Những phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu trong kháng chiến, kiến quốc (1945-1954)
- Phong trào thi đua yêu nước điển hình trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)
- 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”: Đẩy mạnh thi đua, tỏa sáng tinh thần yêu nước
- Động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển và đổi mới sáng tạo
- Thi đua – sức mạnh của dân tộc
- Giới thiệu Sách: Một vài tài liệu về phong trào thi đua yêu nước có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận
—————————————————————
NHỮNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU TRONG KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945-1954)
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, các phong trào thi đua ái quốc đã được phát động và lan rộng khắp các vùng miền, cuốn hút, cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sỹ cả nước hăng say lao động, thực hành tiết kiệm, chống giặc đói, giặc dốt, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm…, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
—————————————————————
PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐIỂN HÌNH TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1955-1975)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các phong trào tình nguyện ở miền Bắc như “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước”… hòa nhịp với các phong trào ở miền Nam như “Năm xung phong” … đã tạo nên không khí hào hùng của cuộc cách mạng, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
—————————————————————
77 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC”: ĐẨY MẠNH THI ĐUA, TỎA SÁNG TINH THẦN YÊU NƯỚC
77 năm qua, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Ðảng và nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng.
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” và chính thức phát động phong trào trong cả nước. 77 năm qua, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Ðảng và nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là công cuộc đổi mới đất nước, các phong trào Thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi, phong phú, bám sát yêu cầu thực tiễn đất nước, gắn bó mật thiết với quyền lợi và cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
—————————————————————
ĐỘNG LỰC NỘI SINH THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Thi đua là yêu nước. Một mệnh đề tưởng như đơn giản nhưng lại hàm chứa chiều sâu tư tưởng cách mạng và nhân văn sâu sắc. 77 năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948), tinh thần ấy vẫn không ngừng lan tỏa, lặng lẽ thấm sâu vào đời sống dân tộc, trở thành sợi dây kết nối ý chí, khát vọng và hành động của mỗi người Việt Nam trên hành trình kiến thiết đất nước.
Ngày 11-6-1948, giữa khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát đi lời hiệu triệu ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Lời kêu gọi không chỉ thức tỉnh tinh thần yêu nước trong từng người dân mà còn mở ra một hệ giá trị mới, nơi lòng yêu nước được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực trong lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu và cống hiến.

Thi đua, theo tư tưởng của Người, không chỉ là biểu hiện tình cảm mà là phương pháp tổ chức cách mạng; không dừng lại ở khẩu hiệu mà phải gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, tập thể. Người nhấn mạnh: Thi đua phải thực chất, không hình thức, phải hướng vào lợi ích thiết thân của nhân dân và sự phát triển bền vững của quốc gia.
Chính từ tinh thần ấy, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng, thi đua ái quốc đã không ngừng phát triển, tạo nên những phong trào hành động thiết thực như: “Bình dân học vụ”, “Tuần lễ vàng”, “Giữ gìn mùa màng”, rồi đến “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau này, trong công cuộc đổi mới, các phong trào: “Xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, hay “Nông thôn mới”, “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”… tiếp tục chứng minh sức sống bền bỉ của tư tưởng thi đua trong lòng dân tộc.
Ngày nay, thi đua không chỉ hiện diện trong các khẩu hiệu hay cuộc vận động mà còn là một dòng chảy bền bỉ, len sâu vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa bộ máy hành chính, phát triển kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi xanh. Một ví dụ điển hình là Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” được Thủ tướng Chính phủ phát động. Đây là sự kế thừa sinh động tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là minh chứng cho cách nhìn mới về thi đua: Gắn chặt với thực tiễn, với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng sống của người dân.
Từ Trung ương đến các địa phương, các phong trào thi đua đang diễn ra với nhiều hình thức phong phú và thiết thực. Các mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh, dịch vụ công trực tuyến không chỉ thể hiện nỗ lực cải cách hành chính mà còn là kết quả của tư duy hành động tích cực, đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý, phục vụ nhân dân. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tinh thần thi đua thể hiện ở việc không ngừng cải tiến công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain vào vận hành doanh nghiệp, quản trị và mở rộng thị trường.
Trong giáo dục, nhiều trường học trên cả nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng học liệu điện tử, giảng dạy trực tuyến, giúp học sinh tiếp cận tri thức theo phương pháp hiện đại hơn. Trong y tế, việc ứng dụng công nghệ vào hồ sơ bệnh án điện tử, khám, chữa bệnh từ xa đang từng bước tạo ra sự thay đổi tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đó là những biểu hiện sinh động cho thấy thi đua yêu nước đã và đang trở thành phương tiện để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập.
Đáng chú ý, phong trào thi đua phát triển kinh tế tư nhân cũng đang ghi dấu ấn rõ nét. Từ chỗ gặp nhiều rào cản, khu vực này ngày càng được công nhận là động lực quan trọng của nền kinh tế. Dưới định hướng từ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã và đang vươn mình mạnh mẽ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, mở rộng đầu tư, tạo việc làm và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đã khẳng định được vị trí trên thị trường, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách bền vững.
Cùng với đó, các phong trào thi đua trong lĩnh vực an sinh xã hội cũng được triển khai sâu rộng, phát huy tinh thần tương thân tương ái, gắn kết cộng đồng. Việc xây dựng nhà tình nghĩa, chăm lo cho người nghèo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội… đang trở thành những hoạt động thường xuyên, có tính lan tỏa mạnh mẽ, tạo nền tảng xã hội bền vững, nhân văn hơn.
Có thể nói, thi đua ngày nay không còn là một hoạt động “rầm rộ” hay hình thức mà đã trở thành một giá trị văn hóa trong hành xử và tư duy của mỗi công dân. Đặc biệt, khi công tác khen thưởng được tiến hành công khai, công bằng, kịp thời thì thi đua càng phát huy hiệu quả, cổ vũ những sáng kiến nhỏ bé nhưng thiết thực, khích lệ sự tận tụy trong công việc hằng ngày. Những tấm gương bình dị mà cao quý, những đổi mới dù âm thầm nhưng hiệu quả đang tiếp thêm năng lượng tích cực cho xã hội, nhân lên niềm tin vào sự đổi thay theo hướng tích cực, bền vững.
Phong trào thi đua yêu nước hôm nay vẫn đang thầm lặng định hình những giá trị nền tảng cho sự phát triển đất nước. Khát vọng vươn lên, ý chí không ngừng học hỏi, sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng… đã và đang được khơi dậy mạnh mẽ. Đó cũng là cách để thực hiện mong muốn của Bác Hồ là xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, nhiều thách thức đan xen với cơ hội, phát huy tinh thần thi đua ái quốc không chỉ là sự tiếp nối truyền thống mà còn là lựa chọn đúng đắn để nâng cao nội lực quốc gia. Hơn lúc nào hết, sự tham gia tự nguyện, chủ động và sáng tạo của mỗi người dân, tổ chức, doanh nghiệp là nhân tố quyết định để đất nước vững bước tiến lên.
Lê Viết Dũng // https://www.qdnd.vn/
—————————————————————
THI ĐUA – SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC
Ngày 11/6/1948, giữa núi rừng Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm huy động sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Người khẳng định, thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. 77 năm trôi qua, tinh thần ấy càng được khẳng định là động lực then chốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ.
Thi đua không chỉ là phong trào cổ vũ, mà là phương thức tổ chức hành động cách mạng. Lịch sử ghi nhận các phong trào “Diệt giặc đói, giặc dốt”, “Ba sẵn sàng, ba đảm đang”, “Ngành nghề thi đua làm theo lời Bác” từng tạo nên xung lực mạnh mẽ cho dân tộc vượt qua đói nghèo, chiến tranh, lạc hậu. Ngày nay, trong hành trình phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, thi đua yêu nước tiếp tục đóng vai trò khơi nguồn sáng tạo, hun đúc ý chí vươn lên của toàn dân.
Tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, năm 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Thi đua yêu nước phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát nhiệm vụ chính trị và hướng đến lợi ích của nhân dân”. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng không chỉ nhằm khen ngợi, trao cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động những giấy khen, bằng khen mà còn là thước đo đánh giá quá trình công tác, cống hiến của từng cá nhân đối với cơ quan, đơn vị, địa phương. Đó cũng là căn cứ để cấp ủy các cấp xem xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ; từng bước sàng lọc cán bộ, tìm ra nhân tài cho Đảng, Nhà nước.
Hiện nay, trước đòi hỏi của thực tiễn về phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước đang ráo riết đẩy mạnh cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Vì thế, một yêu cầu hết sức cấp bách trong đổi mới công tác thi đua, khen thưởng được đặt ra là làm sao tạo được động lực giữ chân những người có năng lực, trình độ thật sự, góp phần tích cực vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
Nhìn rộng hơn, từ cải cách hành chính, chuyển đổi số, nông thôn mới đến đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, những mô hình như “dân vận khéo”, “việc tốt mỗi ngày”, “công dân kiểu mẫu”,… đều mang hơi thở của thời đại mới trong tinh thần thi đua ái quốc. Tuy nhiên, để thi đua thực sự trở thành “lửa thử vàng” trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc cần đến sự đổi mới, minh bạch và công bằng trong thang đo giá trị, đóng góp của mỗi cá nhân trong hệ thống, tổ chức.
Đất nước đang trong giai đoạn thực hiện nước rút các nhiệm vụ chiến lược, nhất là triển khai các đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Và như thế, thi đua không chỉ là biểu hiện của tình yêu nước, mà còn là cam kết hành động, là cách mà mỗi cá nhân góp phần vào sự nghiệp phát triển chung.
Kim Ngân // https://nhandan.vn/
—————————————————————
Giới thiệu Sách:
THƯ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU MỘT VÀI TÀI LIỆU VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC CÓ TẠI THƯ VIỆN
- Thông tin xuất bản: H: Chính trị Quốc gia, 2000
- Ký hiệu xếp giá: 3K5H4/ H450
- Mô tả vật lý: 298tr., 19cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.018727; Phòng Mượn: MVN.012570
- Tóm tắt: Các bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trích từ Hồ Chí Minh toàn tập. Một số chuyên luận tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
- Thông tin xuất bản: H.: Lý luận chính trị, 2008
- Ký hiệu xếp giá: 4346/ Đ106B
- Mô tả vật lý: 418tr., 27cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.007708; Phòng Mượn: MVL.007121
- Tóm tắt: Sách giới thiệu Bác Hồ với thi đua yêu nước; Quan điểm chỉ đạo của nhà nước về phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng…
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thanh niên, 2010
- Ký hiệu xếp giá: 4346/ Đ126M
- Mô tả vật lý: 567tr., 27cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.011538
- Tóm tắt: Gồm tập hợp các bài nói, viết, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghiên cứu vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và những kết quả, thành tựu của phong trào thi đua yêu nước trong thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Tác giả: Trương, Quốc Bảo
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2010
- Ký hiệu xếp giá: 4346/ V121D
- Mô tả vật lý: 263tr., 19cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.027095; Phòng Mượn: MVN.025288; MVN.025289
- Tóm tắt: Gồm nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và nêu lên thực trạng, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng của Bác,…
- Tác giả: Phạm, Hùng
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Lao động, 2011
- Ký hiệu xếp giá: 2597/ NH556M
- Mô tả vật lý: 567tr., 27cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.011847; Phòng Mượn: MVL.012437; MVL.012443
- Tóm tắt: Nội dung sách gồm các phần chính: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người khai sáng phong trào thi đua ái quốc; Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới; Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu nước; Giới thiệu một số văn bản pháp qui liên quan đến công tác thi đua khen thưởng.
- Tác giả: Lê Quang Thiệu
- Thông tin xuất bản: H.: Thanh niên, 2008
- Ký hiệu xếp giá: 4346/ CH500T
- Mô tả vật lý: 119tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.011740; Phòng Mượn: MVV.012861; MVV.012862
- Tóm tắt: Phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo có từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được tiếp tục duy trì, phát huy trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc…
- Thông tin xuất bản: H.: Chính trị quốc gia, 2008
- Ký hiệu xếp giá: 4346/ CH500T
- Mô tả vật lý: 405tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.011927; DVV.015041
- Tóm tắt: Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước. Một số bài viết về phong trào thi đua yêu nước. Văn kiện Đảng về thi đua yêu nước
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Thông tin xuất bản: H.: Chính trị quốc gia, 2003
- Ký hiệu xếp giá: 3K5H3/ V250P
- Mô tả vật lý: 409tr., 21cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.005293; Phòng Mượn: MVV.004896
- Tóm tắt: Tập hợp các bài nói, bài viết của Người từ năm 1948 đến đầu tháng 12 năm 1968
- Thông tin xuất bản: H: Ban thi đua Trung ương tái bản, 1982
- Ký hiệu xếp giá: 3K5H2/ TH300
- Mô tả vật lý: 66tr., 19cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.010504
- Chủ đề: Hồ Chí Minh
- Thông tin xuất bản: H.: Sự thật, 1970
- Ký hiệu xếp giá: 3K5H3/ TH300Đ
- Mô tả vật lý: 75tr., 19cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.005731; Phòng Mượn: MVN.007903
- Chủ đề: Chính trị; Hồ Chí Minh; Thi đua
- Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thông tấn, 2018
- Ký hiệu xếp giá: 09597/ B112M
- Mô tả vật lý: 251tr., 25cm
- Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.015335; Phòng Mượn: MVL.018061; MVL.018062
- Tóm tắt: Gồm 5 thời kỳ thi đua yêu nước như: Thi đua yêu nước trong kháng chiến, kiến quốc (1945 – 1954); Thi đua yêu nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1955 – 1975); Thi đua yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1976 – 1986);…
Views: 0