Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa thành công tốt đẹp. Đại hội đề cao tinh thần “đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trí tuệ, phát triển”, thể hiện quyết tâm chính trị nhằm tạo bước đột phá; mở ra nhiều cơ hội cho Bình Thuận phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển, năng lượng và du lịch.
Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn tàu cá, ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp vùng biển nước ngoài đang được thị xã La Gi quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Nhờ vậy, trong 5 tháng đầu năm nay, thị xã chưa có tàu cá, ngư dân nào vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp bị bắt giữ.
Bước sang năm mới 2020, Phú Quý tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy kinh tế biển làm trung tâm. Đồng thời định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn, huy động tối đa các nguồn lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện đảo…
Nếu như Bình Thuận sở hữu gần 200 km chiều dài bờ biển thì với Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 300 km. Trong khi “đảo ngọc” Phú Quý của Bình Thuận gần đây được nhiều du khách mong muốn khám phá, còn với Bà Rịa - Vũng Tàu thì từ lâu Côn Đảo đã rất nổi tiếng…
Cứ mỗi 100km2 diện tích lãnh thổ, Việt Nam có gần 1km chiều dài bờ biển, chỉ số này gấp 6 lần chỉ số trung bình toàn cầu. Đây là chỉ số thuộc loại cao hàng đầu của thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam thực sự là quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển.
Trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho rằng kinh tế biển xanh với các nguồn tài nguyên năng lượng vô tận là mô hình phát triển bền vững mà Việt Nam phải biết tận dụng, khai thác
Từ câu chuyện phát triển du lịch, xuất khẩu cá ngừ đại dương..., việc cần làm là sớm tổ chức lại phương thức kinh doanh, sản xuất để xây dựng, định vị thương hiệu biển gắn với phát triển kinh tế biển bền vững
Sáu năm qua, nhờ có con tàu do Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động trao tặng, ngư dân Lý Sơn thực hiện nhiều chuyến biển thành công. Rất cần thêm nhiều con tàu nghĩa tình như thế để ngư dân an tâm bám biển giữ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Xây dựng, khẳng định thương hiệu biển là động lực không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế biển mà còn bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.