Tỉnh Bình Thuận có diện tích trồng cây thanh long chiếm 80% sản lượng thanh long của cả nước. Những năm qua, thanh long trở thành cây làm giàu của nông dân. Tuy nhiên, việc sản xuất, tiêu thụ thanh long còn bấp bênh, nhiều thời điểm phải “giải cứu”. Để phát triển bền vững, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường.
Người dân trồng thanh long tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Trồng thanh long tiêu chuẩn VietGAP
Những ngày qua, do tác động của dịch Covid-19, mặc dù giá thanh long thông thường sụt giảm, song gia đình ông Võ Văn Bình (ngụ tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn bán được giá ổn định (17.000-25.000 đồng/kg). Với 3.200 trụ thanh long, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi hơn 30 triệu đồng/vụ. Theo ông Bình, trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi cao về nhiều mặt, từ giống, chất lượng, quy trình, kỹ thuật đến cách sử dụng thuốc bảo vệ, công sức... so với trồng thanh long thông thường. Do sản phẩm chất lượng nên khi chuẩn bị thu hoạch, các doanh nghiệp đã chủ động liên hệ thu mua với gia đình ông.
>> XEM TOÀN VĂN <<